Lạc vào mê cung Sen đá

" Thiên Trường Địa Cửu "

Nhẫn Kim Cương

Mong Manh

Phụ nữ như những cánh Hoa mong manh dễ vỡ đáng được nâng niu.

Mai Trắng

Hoa mai trắng biểu tượng cho người quân tử, khí thế hiên ngang cùng tâm hồn cao thượng của người quân tử được ví như hoa mai trắng,mỏng manh, kiên cường trước gió và vô cùng đẹp.

Tình Yêu Cúc Trắng

Hoa cúc trắng tượng trưng cho tình yêu trong sáng, thuần khiết, cao thượng và thủy chung.

Đỏ Thắm

Loài Hoa mang màu sắc rực rỡ.

Màu Tím Tôi Yêu

Loài Hoa mang màu sắc buồn mang mác

Màu Tím Tôi Yêu

Loài Hoa mang màu sắc buồn mang mác

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Phong thủy - điều lý thú về Xương rồng.

 

1. Ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng.

Xương rồng là loại cây sống nơi hoang mạc khô cằn, chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Sức sống mãnh liệt của xương rồng được xếp vào hàng đầu, đó chính là ý nghĩa của loài cây này. Nó tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh, không chịu khuất phục và thay đổi để sinh tồn. Hơn nữa, trong tình yêu, cây xương rồng thể hiện cho tình yêu chung thủy và vĩnh cửu hoặc là lời yêu thầm kín còn đang giấu trong lòng.






Trong phong thủy cây xương rồng hợp tuổi gì? Đáp án của câu hỏi này là tuổi Thìn. Những người tuổi Rồng có tính cách đặc trưng là luôn tràn đầy sinh lực và sức khỏe dồi dào, hay dấn thân, sống cuồng nhiệt hết mình. Tuổi Thìn trồng cây xương rồng phong thủy là một lựa chọn khá hợp lý để hóa giải sát khí, tích tụ năng lượng may mắn, vươn lên thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Hoa xương rồng rất đẹp, nhưng ít khi nở. Do ết bao nỗ lực cố gắng, là niềm hạnh phúc lớn lao, hay cũng là biểu tượng của tình yêu rực lửa, mãnh liệt. đó, nếu xương rồng nở hoa, đó không chỉ là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến. Hoa xương rồng còn là kết tinh của biết bao nỗ lực cố gắng, là niềm hạnh phúc lớn lao, hay cũng là biểu tượng của tình yêu rực lửa, mãnh liệt.



2. Đặt cây xương rồng ở đâu để hợp phong thủy?


Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây xương rồng còn thuộc nhóm cây hút khí độc hiệu quả. Cây giúp hạn chế tác động xấu từ các tia bức xạ gây hại cho con người phát ra từ các thiết bị điện tử. Do đó, nhiều người yêu thích cây này hay trồng xương rồng trong nhà hoặc đặt nơi bàn làm việc.

Tuy nhiên, trong phong thủy có quan niệm “hình nào khí nấy”. Hình dáng của cây sẽ ảnh hưởng đến luồng sinh khí xung quanh cây. Nếu chọn cây xanh tốt, tươi tắn, đầy sức sống thì sẽ tạo sinh khí tốt, mang lại điều may mắn và ngược lại nếu cây xù xì, gai góc tạo ra ám khí không tốt.

Cây xương rồng với vẻ ngoài đầy gai nhọn tua tủa được cho là tích nhiều năng lượng tiêu cực, nếu trồng trong nhà sẽ mang đến vận xui, tổn hao tài sản. Hoặc đơn giản là gai nhọn của cây sẽ đâm và da gây chảy máu.

Vậy thì nên đặt cây xương rồng ở đâu? Cây xương rồng phong thủy tốt nhất nên trồng ở ngoài vừa, trước cổng nhà hoặc treo nơi ban công, sân thượng. Ở những vị trí đó, xương rồng phát huy tác dụng như một người lính gác, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những điều xui xẻo, bùa chú hay tà ma.







Trên đây là một số quan niệm về cây xương rồng trong phong thủy. Nếu các bạn quan tâm có thể liên hệ Shop Hoa Lá Nhà Vy.

 Đặc biệt, tại đây các bạn còn được tư vấn miễn phí về phong thủy và hướng dẫn cách chăm sóc cây xương rồng nữa đấy. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết.






Truyền thuyết về Hoa Bỉ Ngạn ?

Truyền thuyết về Hoa Bỉ Ngạn


1. Ý NGHĨA BỈ NGẠN HOA

Được xem là loài hoa của sự chia ly, bỉ ngạn mang trong mình nhiều ý nghĩa độc đáo. 

Tại mỗi quốc gia, hoa bỉ ngạn lại có những ý nghĩa khác nhau. Tại Nhật Bản, hoa mang ý nghĩa là hồi ức đau thương, Triều Tiên là nhớ về nhau, Trung Quốc là ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết. Tựu chung lại, đây là loài hoa đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng.

Hoa bỉ ngạn còn có ý nghĩa là “phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết” , nhưng nhiều người hiểu ý nghĩa hoa là “hồi ức đau thương”.

Truyền thuyết kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tuột cùng hay yêu thương thắm thiết hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.


“ Lòng đã nở một nhành hoa Bỉ Ngạn

   Nhìn Vong Xuyên đưa tiễn mấy dòng trôi

Cánh mong manh trói đời ta vô ảnh

Bờ nhân duyên xa tít tắp chân trời…..”

Nhắc đến hoa bỉ ngạn là nhắc đến niềm đau thương, sự chia ly và tuyệt vọng. Nguyên nhân là do bỉ ngạn thường nở vào xuân phân.

Theo lời dạy của Phật thì đây là thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên.




2. TRUYỀN THUYẾT BỈ NGẠN HOA


Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, loài hoa chốn Hoàng Tuyền này còn gắn liền với truyền thuyết rất độc đáo. Chuyện kể rằng, có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn.

Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương.

Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, Mạn Châu và Sa Hoa lại điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc.

Cuối cùng , họ cũng định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần. Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ.



.............. 

 Về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.

Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định.




Trên đây là ý nghĩa hoa bỉ ngạn và truyền thuyết độc đáo về loài hoa này.

 Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Sen đá mang ý nghĩa gì ?


       1. Sen đá mang ý nghĩa gì ?

 * Ý nghĩa Sen đá - loài hoa mang sức sống mạnh mẽ...

Hoa sen đá cũng là loài hoa rất được ưa chuộng làm hoa cầm tay cô dâu. Vì đặc điểm của cây, dù cho thời điểm khắc nghiệt, không cần bỏ nhiều công chăm sóc nhưng cây vẫn khoẻ mạnh và rực rỡ, cũng như 1 tình yêu đẹp, dù có trải qua bao nhiêu gian nan và thử thách thì vẫn vững bền và trừng tồn với thời gian. Đều là những loài hoa tượng trưng cho tình yêu, nếu như hoa hồng mang vẻ đẹp kiêu sa, đài các thì hoa sen đá sẽ chinh phục bạn bằng nét mộc mạc, chân thành và thuần khiết.



Sen đá - Hoa Lá Nhà Vy


2. Cách chăm sóc Sen đá. 

Nước: Cung cấp lượng nước vừa phải cho sen đá, vì sen đá có tính tích nước nên khả năng chịu được hạn tương đối tốt. Hạn chế tưới nước vào mùa đông.

Biểu hiện của việc sen đá thiếu nước là lá nhăn, màu sắc của lá nhạt. Có thể dùng nước mưa hoặc nước máy đều có thể tưới cho sen đá được

Tùy vào môi trường trường trồng (nhiệt độ trong phòng hoặc ngoài ban công đầy nắng) mà lượng nước tưới sẽ khác nhau, nếu để cây ở nơi khuất nắng thì không nên cho nước đọng lại trên lá sen đá. Cách 2 – 5 ngày thì tưới 1 lần (tùy vào độ thấm hút của đất)

Ánh sáng: Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, không quá gắt hoặc nếu quá râm thì thân và lẽ sẽ bi sốp, lá thưa dễ rụng.

Nếu sen đá được đặt trong phòng hoặc những nơi thiếu sáng thì nên phơi nắng thường xuyên 2 – 3 ngày / lần, mỗi lần từ 4 – 5 tiếng vào buổi sáng là tốt nhất

Phân bón: Chỉ cần bón phân loãng, 2 – 3 phân loãn là được, không cần quá nhiều

Nếu cây đã lớn tuổi thì nên giâm cây mới. Giâm bằng lá. Chỉ cần cấm lá nghiêng (hoặc đặt ngang) lên hỗn hợp đất pha sẵn là trồng được. Lưu ý: giữ đất ẩm vừa phải để dễ dàng ra rễ hơn. Việc tách cây con tiến hành khi đảo chậu, chọn cắt lấy chồi con bên cạnh rồi trồng vào chậu khác.

Đất trồng: Sen đá yêu cầu loại đất trồng có khả năng thoát nước tốt, có thể sử dụng các thành phần bao gôm: Sỉ Than, tro, đất pha cát, phân bò, phân dynamic. Hoặc đơn giản hơn là dùng hỗ hợp cát, sỏi, đất pha cát và phân …tùy vật liệu bạn có, điều quan trọng là hỗn hợp đất cần thoát nươc thật tốt. Một số loại Sen đá trồng trực tiếp ngoài trời rễ bị mưa làm rập lá cây hoặc úng nước gây thối cây, tốt nhất nên trồng Sen đá ở nơi có nắng mà vẫn có thể tránh mưa như Ban Công.

Để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần. 



Sen đá - Hoa Lá Nhà Vy





Sen đá - Hoa Lá Nhà Vy

Đây là bài viết nói về ý nghĩa của Sen đá.
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết. 









Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Ý nghĩa của hoa lan tím cho những người yêu hoa.

 Ý nghĩa của hoa lan tím cho những người yêu hoa

 
Màu sắc của hoa đã nói lên được ý nghĩa của nó. Nhưng với loài hoa lan tím mang trên mình màu tím thủy chung, nó còn tượng trưng cho nhiều ý nghĩa sâu sắc mà tất cả những người yêu phong lan đều muốn tìm hiểu.

Hoa lan tím là loài hoa rất được nhiều người yêu thích bởi cái đẹp và sự sang trọng của nó. Bắt buộc người sở hữu phong lan phải thật sự quan tâm và yêu quý nó. Do đó, ý nghĩa của hoa lan tím thể hiện như một sự trân quý, sâu đậm trong tình yêu.

Hoa phong lan tím có xuất xứ từ các nước Đông Nam Á và Úc. Nhưng hiện nay, hoa phong lan tím cũng rất phổ biến ở tất cả mọi nơi. Bạn cũng có thể bắt gặp hoa lan tím ngay cả ở trên núi hoặc những vách đá cheo leo.

Hoa lan tím là loại hoa có màu từ hồng ánh xám đến tía cho tới màu tía ánh đỏ mạnh. Thân cây hoa lan tím có 2 loại thân: đa thân và đơn thân. Hầu hết các loại cây phong lan đều là cây tự dưỡng, do đó nó phát triển rất đầy đủ hệ thống lá nên hoa lan tím có lá mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn.

Vẻ đẹp của hoa lan cũng rất đặc biệt, nếu như những loài hoa khác mang đến cảm giác mềm mại và dịu dàng thì hoa lan lại mang trên mình một nét đẹp cứng cáp với những cánh hoa có kiểu dáng hình học ngộ nghĩnh.

Bên cạnh sắc hồng duyên dáng, sắc đỏ kiêu hãnh, sắc vàng tươi tắn hay sắc cam mãnh liệt thì còn sắc tím rất sang. Ẩn trong màu tím đó, hoa lan rất huyền diệu và thơ mộng. Trong cuộc sống có khá nhiều người thích hoa lan tím, màu của tình yêu, màu của sự chung thủy, tinh tế và lãng mạn. Màu tím của phong lan còn thể hiện những ý nghĩa về sự khôn ngoan, độc lập, sáng tạo, sự bí ẩn và ma thuật. Tuy nhiên, sắc tím lại gợi lên sự lẻ loi cô độc.

Những cánh lan màu tím hiện diện thường xuyên trong những khu vườn nhà và là loài hoa ý nghĩa thường được dành tặng người thân, gia đình và bạn bè.



Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

KHÔNG CÓ ÁP LỰC KHÔNG CÓ KIM CƯƠNG

 

TIÊU CHUẨN 4C

Hiểu về tiêu chuẩn của một viên kim cương là cách nhanh nhất để kéo bạn đến gần hơn với tuyệt phẩm của tạo hóa này. Và 4CS được coi là chuẩn mực đánh giá có độ chính xác cao nhất.

1. Cut (giác cắt)

Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất của một viên kim cương. Nó được ví như lời thì thầm “đánh thức” những viên đá thô bừng tỉnh và tỏa sáng lấp lánh. Những người say đắm kim cương sẽ thường lựa chọn Round Brilliant Cut – tuyệt tác sở hữu 57 giác cắt đối xứng hoàn hảo. Tất cả ánh sáng đi vào đều phản chiếu đầy đủ lên bề mặt, tỏa ra nét hào quang của 7 sắc cầu vồng, hay còn gọi là “lửa” của kim cương.


2. Carat (Trọng lượng)

Là đơn vị đo trọng lượng của một viên kim cương. Một carat = 0.2gram. Trọng lượng của những viên kim cương nhỏ thường được chia thành điểm (Point). 1 carat tương ứng với 100 điểm. Carat không phải là yếu tố quyết định giá cả. Cùng một carat nhưng giá trị của 2 viên kim cương có thể chênh lệch rất lớn, do sự khác biệt về giác cắt, màu sắc và độ tinh khiết.


3. Clarity (Độ tinh khiết)

Được đo dựa trên số lượng những khuyết tật, bao gồm tỳ vết bên ngoài (blemishes) và bao thể bên trong (inclusions). Có nhiều hệ thống phân cấp độ tinh khiết khác nhau trên thế giới. PNJLab phân cấp độ tinh khiết dựa theo tiêu chuẩn của GIA (Viện Ngọc Học Hoa Kỳ)


4. Color (Màu sắc)

Theo bảng xếp loại của GIA (Viện Ngọc học Hoa Kỳ) và PNJLab, màu của kim cương được phân chia theo nhiều cấp độ, tương ứng với các ký tự. Bắt đầu từ ký tự D (không màu – color – less) đến ký tự Z (vàng nhạt – light yellow) Kim cương càng gần cấp độ không màu thì càng hiếm và giá trị càng cao.